Đây là 6 công trình điển hình về cách giếng trời có thể được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về kiến trúc, tự nhiên và nghệ thuật của các tòa nhà.
Giếng trời là một trong những giải pháp giúp các tòa nhà tiết kiệm năng lượng được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, giếng trời có thể giảm tới 80% năng lượng chiếu sáng ở một số tòa nhà.
Bên cạnh những lợi thế rõ ràng về chức năng, giếng trời còn mở ra nhiều khả năng sáng tạo. Giếng trời đưa ánh sáng mặt trời len lỏi vào sâu trong ngôi nhà.
Mặc dù việc cho phép (thường là trực tiếp) ánh sáng mặt trời chiếu vào tòa nhà mang đến những thách thức riêng, nhưng các kiến trúc sư đang nghĩ ra các giải pháp sáng tạo để giảm thiểu những bất tiện với giếng trời thông qua hình dạng, cấu hình và hoa văn độc đáo.
Dưới đây là 6 công trình điển hình về cách giếng trời có thể được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về kiến trúc, tự nhiên và nghệ thuật của các tòa nhà và khách hàng của họ.
Pattern House | MM++ Architects / MIMYA
Được xây dựng trên mảnh đất có diện tích vỏn vẹn 75m2 (5m x 15m) ở phía Tây thành phố Hồ Chí Minh. Pattern House chính là một ví dụ điển hình nhà ở khu vực Đông Nam Á thuộc kiểu nhà có tên “shophouse” (nhà phố thương mại) hoặc “tube house” (nhà ống).
Công trình này đã chống lại nhận thức rằng các tòa nhà kiểu phong cách shophouse thiếu ánh sáng tự nhiên do diện tích đất chật hẹp vốn có. Các nhà thiết kế đã kết hợp một cách tinh tế giữa các viên gạch xi măng và tường gạch có hoa văn, để ánh sáng mặt trời nhẹ nhàng đi vào vào bên trong. Đồng thời, những cây tre tạo ra màn chắn tự nhiên để lọc ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu qua các cửa sổ hướng ra đường.
Điểm nhấn đặc biệt của Pattern House là hai giếng trời lớn chiếu sáng không gian theo các kiểu khác nhau: một giếng trời lớn nhìn ra cầu thang trung tâm và một giếng trời hình tròn nhỏ hơn cung cấp ánh sáng vàng trừu tượng (giống như vầng hào quang) cho không gian nhỏ bên dưới.
Merricks House | Robson Rak Architects
Một cặp vợ chồng người Anh với hai cậu con trai nhỏ đã mua một trang trại nhỏ tại Merricks North, cách Melbourne 50 phút lái xe. Họ đã mua với ý định sẽ xây dựng một ngôi nhà mới đủ chỗ cho cả gia đình phát triển và tận hưởng qua nhiều thế hệ.
Gia đình muốn đảm bảo có nhiều ánh sáng tự nhiên trong không gian sống, nhưng không có ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp từ phía bắc và phía tây. Để giải quyết vấn đề này, các nhà thiết kế đã xây dựng các mái hiên lớn để che nắng cho các cửa sổ mỏng, dài và cao xung quanh ngôi nhà, tạo ra một phòng khách và phòng ăn được chiếu sáng đồng đều.
Bên cạnh đó, các kiến trúc sư còn thêm hai thanh chắn giống như bức tường bên dưới giếng trời của nhà bếp, giúp ánh sáng mặt trời nhẹ nhàng hơn.
Milk Carton House | Tenhachi Architect & Interior Design
Khi kiến trúc sư Tomoko Sasaki của Tenhachi Architect & Interior Design được giao nhiệm vụ thiết kế một ngôi nhà ở Tokyo cho một cặp vợ chồng mới cưới, cô ấy đã tìm cách tạo ra một không gian phù hợp với họ hiện tại và cuộc sống mà họ dự định sẽ cùng nhau xây dựng trong tương lai.
Nằm trên một khu đất hẹp ở trung tâm Tokyo, ngôi nhà hình “hộp sữa” này sử dụng một giếng trời nhỏ mang lại ánh sáng mặt trời ở tầng một và tầng hai. Giếng trời kết hợp với kiến trúc mở của ngôi nhà, giúp ánh sáng tỏa ra khắp nơi và không để lại góc nào bị tối. Hơn nữa, việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, trái ngược với ánh sáng nhân tạo góp phần tạo nên tính thẩm mỹ cho nội thất ngôi nhà.
Plain House | Wutopia Lab
Wutopia Lab đã sử dụng hai studio cũ để tạo ra một bảo tàng riêng và một ngôi nhà của họa sĩ cho nghệ sĩ Li Bin. Để đem lại sự khéo léo cho khách hàng, các kiến trúc sư đã sử dụng các thiết kế thông thường và cẩn thận nâng cấp chúng để đạt một mục đích nghệ thuật cao hơn. Bên ngoài, các hoa văn in hình chiếc lá nằm rải rác trên bức tường màu xám nhạt cùng với nhiều cây xanh đã tạo nên những nét đổ bóng đầy ấn tượng. Bên trong, những bức tường đơn sắc cùng với giếng trời và cửa sổ hẹp đã tạo ra sự kết hợp sinh động.
Nhưng đặc điểm đáng chú ý nhất là giếng trời ba mặt ở góc Tây Nam của trần phòng khách. Do đó, phòng khách trở thành nơi trưng bày nghệ thuật của riêng nó, những thay đổi về thời tiết và thời gian trong ngày làm thay đổi bố cục và ánh sáng của căn phòng đỏ mang lại một sự kết hợp nghệ thuật giữa màu sắc và ánh sáng phù hợp với người họa sĩ cư trú trong nhà.
Yu Ting, kiến trúc sư chính tại Wutopia Lab giải thích: “Tôi nhấn mạnh vào việc thiết lập mối quan hệ kép trong thiết kế, tôi và họa sĩ Isozaki cùng với các dự án cũ và dự án mới của tôi, các tòa nhà xung quanh và nhà của họa sĩ, những bức tranh và nơi ở, tất cả những điều này đều dẫn đến Plain House.
House B – Terra Panonica | Studio Autori
Mokrin là một khu định cư ở đô thị Kikinda, cách thị trấn Kikinda 13km, thuộc vùng Vojvodina. Làng Mokrin là một phần của kiểu làng được quy hoạch và được Đế quốc Áo-Hung thành lập trên lãnh thổ Vojvodina từ thế kỷ 18.
Bác bỏ ý tưởng về không gian là một nơi nhất thiết phải tối tăm và trang trọng, dự án mới này mang lại một khung cảnh mới mẻ hơn và tươi sáng hơn cho các dự án văn hóa của nó nhờ một loạt giếng trời lớn. Nhìn từ bên ngoài, sự sắp xếp ngẫu nhiên của cửa sổ trần và cửa sổ tạo nên sự cân bằng với ngoại thất màu xám đậm và có phần trang trọng hơn.
Beijing Muee Restaurant | Mat Office
Nhà hàng nằm ở đường Hòa Bình Lý, quận Đông Thành, Bắc Kinh, một khu kết hợp gồm các văn phòng và khu dân cư nằm bên cạnh đường vành đai hai.
Thiết kế nội thất của nhà hàng mới ở Bắc Kinh này bao gồm sự kết hợp của các mái vòm xếp chồng lên nhau với các giếng trời hình tròn nhỏ xuyên suốt. Các kiến trúc sư cho rằng thiết kế này giống như hang động để gợi nhớ hình thức cư trú nguyên thủy nhất của con người, nhưng các bề mặt uốn cong và cửa sổ mái tròn lại cho thấy rằng tòa nhà vẫn vững chắc cho đến ngày nay.
Theo: Architizer