Các dự án nổi bật sử dụng ánh sáng nhân tạo nâng tầm kiến trúc

Các dự án nổi bật sử dụng ánh sáng nhân tạo nâng tầm kiến trúc

Ánh sáng nhân tạo ảnh hưởng đến việc cảm nhận và hiện thực hóa không gian, nó được xem là yếu tố quan trọng làm nổi bật kiến trúc.

Ánh sáng nhân tạo được sử dụng như một yếu tố làm nổi bật các khía cạnh nhất định của kiến trúc, tạo độ tương phản, tạo bầu không khí như ý muốn và chiếu sáng hiệu quả.

Các kiến trúc sư đã sử dụng thành công và sáng tạo ánh sáng tự nhiên theo sở thích riêng của mình như Pantheon của Rome và Parthenon của Athen. Trong khi đó, các nhà kiến trúc sư đương đại cũng tạo ra những kiệt tác bằng ánh sáng tự nhiên như Studio of Light và Church of Light của Tadao Ando.

Các dự án nổi bật sử dụng ánh sáng nhân tạo nâng tầm kiến trúc

Ánh sáng nhân tạo cũng có thể là một công cụ mạnh mẽ trong thiết kế kiến trúc. Ánh sáng nhân tạo dễ dàng điều khiển nên có thể nâng tính thẩm mỹ và chức năng của kiến trúc lên một tầng cao mới. Ánh sáng nhân tạo có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu chính xác của một không gian, xác định rõ ràng hình dạng của nó, chỉ ra các vật liệu và kết cấu của nó.

Ánh sáng nhân tạo là gì?

Ánh sáng nhân tạo có thể bắt nguồn từ lửa, đèn gas và đèn điện. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, ánh sáng nhân tạo chủ yếu đề cập đến ánh sáng phát ra từ đèn điện. Những chiếc đèn điện hay thiết bị chiếu sáng thường bao gồm một bộ phận phát sáng bên trong một thùng chứa bên ngoài truyền ánh sáng.

Ánh sáng nhân tạo có thể điều khiển độ tăng, giảm, định hướng, tập trung và tô màu. Có nhiều nguồn sáng, việc lựa chọn tùy thuộc vào chức năng của không gian và chất lượng ánh sáng cần thiết.

Vai trò của ánh sáng nhân tạo trong kiến trúc

Ánh sáng nhân tạo thay thế ánh sáng tự nhiên vào ban đêm hoặc ở những nơi ánh sáng tự nhiên không chiếu tới. Ánh sáng nhân tạo là một yếu tố mạnh mẽ và quan trọng trong thiết kế nội thất và ngoại thất. Loại và chất lượng ánh sáng nhân tạo có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của con người.

Các dự án sử dụng ánh sáng nhân tạo nâng tầm kiến trúc

Phòng trưng bày Winton tại Bảo tàng Khoa học – Zaha Hadid

Chủ đề của bảo tàng Anh tập trung vào những tiến bộ khoa học và công nghệ của nhân loại. Thiết kế phòng trưng bày toán học của Zaha Hadid là sự thể hiện tính nghệ thuật của toán học. Phòng trưng bày được lấy cảm hứng từ luồng không khí của một chiếc máy bay đang di chuyển, nó tượng trung cho một đường hầm không khí được tính toán bởi sự chuyển động của một chiếc máy bay. Không gian của phòng trưng bày bắt nguồn từ thiết kế ánh sáng nhân tạo mang lại ấn tượng độc đáo.

Phòng trưng bày được thiết kế dựa trên sự kết hợp giữa ánh sáng xanh lam và tím để truyền tải bầu không khí của một chiếc máy bay và thu hút sự chú ý của du khách đến từng chi tiết nhỏ của thiết kế. Theo các chuyên gia, kế hoạch chiếu sáng của phòng trưng bày tuyệt đẹp và gần như thú vị hơn cuộc triển lãm.

Phòng trưng bày Winton tại Bảo tàng Khoa học - Zaha Hadid

Phòng trưng bày Winton tại Bảo tàng Khoa học - Zaha Hadid

Hiệu ứng Moiré của Trung tâm Galleria – UNStudio

Một cửa hàng bách hóa ở Cheonan, Hàn Quốc do UStudio có trụ sở tại Amsterdam thiết kế là một trong những công trình đáng chú ý. Điều đặc biệt nằm ở mặt tiền của tòa nhà bao gồm hai lớp mỏng tạo ra hiệu ứng moiré. Hiệu ứng này được tạo ra với hai lớp giống hệt nhau và trong suốt được đặt chồng lên nhau và hơi xoay khỏi nhau.

Các nhà thiết kế đã trang bị hệ thống chiếu sáng nhân tạo đặc biệt bên trong mặt tiền, ánh sáng thay đổi làm cho tòa nhà trở nên sinh động vì nó luôn được thay đổi diện mạo. Ánh sáng nhân tạo cũng là một điểm đặc biệt làm nổi bật phần nội thất của Trung tâm Galleria.

Hiệu ứng Moiré của Trung tâm Galleria - UNStudio

Hiệu ứng Moiré của Trung tâm Galleria - UNStudio

Đền Baha’i Nam Mỹ – Kiến trúc sư Hariri Pontarini

Đền thờ Baha’i đã mở cửa sau một năm sau tín ngưỡng Baha’i lần đầu tiên đến Chile vào năm 1919. Ngôi đền được thiết kế bởi kiến trúc su người Canada Siamak Hariri và phải mất 14 năm mới hoàn thiện.

Ánh sáng nhân tạo là một yếu tố quan trọng trong Đền Baha’i với những cánh hoa mờ của mái vòm có hình dạng giống như một bông hoa khổng lồ giúp ngôi đền phát sáng vào ban đêm. Ánh sáng nhân tạo cũng được tích hợp vào nội thất một cách rất khéo léo nhằm tạo ra bầu không khí nhẹ nhàng và ấm áp.

Đền Baha’i Nam Mỹ - Kiến trúc sư Hariri Pontarini

Đền Baha’i Nam Mỹ - Kiến trúc sư Hariri Pontarini

Phố Ratchada – Architectkidd

Nhà thiết kế Architectkidd luôn muốn giới thiệu các đặc điểm công cộng và đô thị tại một khu phố mới phát triển ở Bankok. Đó cũng chính là lý do, Architectkidd thiết kế các không gian ngoại thất và bán nội thất bằng cách cải tạo một tòa nhà cũ thành The Street Ratchada. Mặt tiền của tòa nhà tương tác với quảng trường mở và các khu bán lẻ bên trong.

Vật liệu độc đáo của mặt tiền bị phi vật chất hóa vào ban đêm, tạo ra hiệu ứng siêu thực nhờ tích hợp ánh sáng nhân tạo. Với dự án này, Architectkidd cố gắng vượt qua kỳ vọng về một tòa nhà quy mô lớn mang tính thương mại thuần túy và đưa sự đa dạng về quy mô kiến trúc và đô thị vào khu vực đang phát triển nhanh chóng của Bangkok.

Phố Ratchada - Architectkidd

Phố Ratchada - Architectkidd

Cà phê M – Hooman Balazadeh

M Coffee ở Tehran được thiết kế bởi công ty Hooman Balazadeh của Iran. Các nhà thiết kế muốn ngăn chặn sự lộn xộn về mặt thị giác và tạo ra bầu không khí êm dịu nhẹ nhàng. Do đó, họ đã chọn hai chất liệu màu sắc. Trần nhà rộng được tạo ra từ hai đường cong biến dạng vào nhau từ đó sử dụng ánh sáng nhân tạo chiếu vào.

Các thiết bị chiếu sáng ẩn được tích hợp vào quán cà phế nhằm mang lại bầu không khí như mong muốn bằng cách giảm độ chói. Không gian này sẽ mang lại cảm giác yên bình nhưng cũng ẩn chứ sự mạnh mẽ và sôi động.

Cà phê M - Hooman Balazadeh

Cà phê M - Hooman Balazadeh

Theo: Arch2o.

Tin liên quan