Nhà vật lý người Bỉ Jean-Pol Vigneron và nhóm nghiên cứu của mình đã làm cho đèn LED sáng hơn 50% nhờ mô phỏng cấu trúc biểu bì của đom đóm.
Đom đóm có một cơ quan phát sáng đặc biệt nằm dưới bụng. Từ đây, ánh sáng chiếu qua một lớp trên bộ xương ngoài được gọi là biểu bì.
Nhóm nghiên cứu của Vigneron nhận thấy lớp biểu bì này được tạo thành từ những cấu trúc dạng vảy, một vài trong số đó nhô ra theo những góc khác nhau. Những cấu trúc dạng vảy lởm chởm chính là yếu tố giúp đom đóm phát sáng hiệu quả.
Nhóm nghiên cứu đã mô phỏng cấu trúc này để tạo ra đèn LED có khả năng phát sáng cao hơn tới 50%. Họ tạo ra một lớp phủ có hình ziczac đặt lên trên một đèn LED tiêu chuẩn thông thường. Lớp phủ này được làm từ vật liệu nhạy sáng và được tạo hình bằng laser.