Khoảng cách giữa các bóng đèn LED trong nhà là yếu tố giúp tối ưu hóa công năng chiếu sáng, điều này mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
Đặc điểm của từng không gian trong nhà
Mỗi không gian trong nhà sẽ có nhu cầu sử dụng ánh sáng riêng biệt. Do đó, khi lắp đèn LED trong nhà, gia chủ cần phải quan tâm đến đặc điểm riêng của từng không gian.
Phòng khách
Phòng khách là nơi cần không gian lịch sự, sang trọng thì ánh sáng không cần mạnh. Chúng ta chỉ cần trang trí ánh sáng vừa đủ bằng cách phối hợp sao cho phòng khách tạo được những điểm nổi bật. Ánh sáng tại phòng khách cũng cần được bố trí với các màu sắc trung tính, điều này sẽ tạo nên nét dịu dàng, đầm ấm cho một ngôi nhà.
Phòng bếp
Phòng bếp cần lượng ánh sáng lớn hơn phòng khách, khoảng 600 lux, để đảm bảo cho việc nấu ăn và thưởng thức các bữa ăn trọn vẹn.
Phòng ngủ
Phòng ngủ cần ánh sáng ấm cúng giúp chúng ta cảm thấy thư thái và dễ ngủ hơn. Phòng ngủ không cần sử dụng lượng ánh sáng cao, chúng ta chỉ cần chú trọng vào những điểm nổi bật trong phòng.
Các loại đèn LED sử dụng phổ biến trong nhà
Đèn LED hiện là loại đèn sử dụng phổ biến nhất trong các ngôi nhà hiện đại gần đây. Khoảng cách giữa các bóng đèn sẽ phụ thuộc vào từng loại đèn.
Đèn LED âm trần
Đèn LED âm trần là loại đèn trần mà gia đình nào cũng sử dụng. Các loại đèn âm trần thạch cao được sản xuất đa dạng về chủng loại, công suất và kích cỡ. Người dùng thường lựa chọn đèn LED âm trần mặt tròn hơn là các loại đèn mặt vuông. Công suất đèn LED thưởng sử dụng các loại 5W hoặc 7W.
Đèn hắt trần hoặc hắt khe trần
Đèn hắt trần hoặc hắt khe trần là các loại đèn nhỏ, phổ biến nhất là đèn LED dây. Chúng có công dụng hắt ánh sáng ngược lên trên hoặc hắt vào những vị trí cần làm nổi bật, điều này sẽ tạo ra những khoảng sáng và tối phù hợp với không gian ngôi nhà. Bên cạnh đó, một số loại đèn hắt trần có thể sử dụng thay thế cho đèn ngủ.
Đèn chùm
Đèn chùm là loại đèn được đặt tại phòng khách với tác dụng trang trí. Đèn chùm cũng được sử dụng để thay thế cho các loại quạt truyền thống. Một số loại đèn chùm có khả năng kết hợp hai trong một, vừa có thể quạt vừa có thể phát sáng.
Cách bố trí đèn LED âm trần thạch cao trong từng không gian
Trước khi bố trí đèn LED âm trần, chúng ta cần đảm bảo lượng ánh sáng qua chỉ số lux cơ bản. Đối với phòng bếp là 600 lux, phòng khách 400 lux và phòng ngủ 150 lux. Từ đó, chúng ta có thể tính được tổng quan thông (lumen) theo yêu cầu của từng phòng thông qua công thức:
Tổng lumen = lux cơ bản x diện tích phòng
Chúng ta cần chia lumen tiêu chuẩn của đèn LED sẽ ra được số bóng đèn cần thiết cho từng không gian. Từ đó, chúng ta có thể chọn được số lượng bóng đèn, tính toán được vị trí và khoảng cách đèn so cho phù hợp với từng không gian.
Lắp đặt đèn LED âm trần cần lưu ý những gì
Lắp đặt đèn LED âm trần tổng thể cần lưu ý về nhiệt độ màu. Các loại đèn cho phòng khách, phòng bếp nên lựa chọn nhiệt độ màu trung tính, đèn ngủ nên lựa chọn màu ấm cúng. Trong những trường hợp kết hợp không gian phòng khách làm phòng ngủ, chúng ta có thể sử dụng các loại đèn LED âm trần đổi màu để tăng sự linh động không việc chiếu sáng.
Tại phòng khách và phòng bếp nên bố trí ánh sáng tập trung vào các khu vực bàn ghế uống nước hay bàn ăn để đảm bảo ánh sáng. Chúng ta cần đảm bảo ánh sáng hài hòa, không sáng quá cũng không tối quá để tránh mất thẩm mỹ trong việc chiếu sáng.
Tại phòng ngủ không nên để đèn chiếu sáng thẳng vào giường. Chúng ta cần bố trí đèn xa giường, góc chiếu hẹp để đảm bảo cho giấc ngủ. Phòng khách và phòng bếp sử dụng đèn LED âm trần cần có góc chiếu sáng rộng hơn giúp ánh sáng chan hòa hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần lựa chọn đèn hắt trần với màu sắc phù hợp để tạo điểm nhấn chứ không nên lạm dụng quá nhiều.