Trong bài viết này, Galaxy Lighting Solutions sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức cơ bản để phân biệt những loại chiếu sáng trong công trình.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến thiết kế kiến trúc và nội thất. Trong đó, ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng nhân tạo, là một nhân tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự trải nghiệm không gian của chính người sử dụng. Trong bài viết này, Galaxy Lighting Solutions sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức cơ bản để phân biệt những loại chiếu sáng trong công trình.
Trong các khía cạnh khác nhau của thiết kế kiến trúc và nội thất, ánh sáng là một yếu tố có thể nâng cao hoặc hủy hoại giá trị của một không gian về trực quan. Ảnh hưởng này bắt nguồn từ các loại ánh sáng nhân tạo phục vụ có các mục đích khác nhau. Trong đó bao gồm cả không gian bên trong và bên ngoài như mặt đứng và cảnh quan.
Hãy tưởng tượng hai môi trường có cùng kích thước và bố cục. Giả sử trong môi trường đầu tiên, chỉ có một điểm sáng được sử dụng. Trong trường hợp này, đó là một ánh sáng chung, không xác định. Trong khi môi trường thứ hai, một dự án được thực hiện để xem xét việc sử dụng không gian và định giá các khía cạnh nhất định của thiết kế kiến trúc. Không còn nghi ngờ gì nữa, môi trường thứ hai sẽ là không gian dễ chịu hơn. Nói cách khác, việc thiết kế ánh sáng nhân tạo kém có thể làm hỏng cả không gian kiến trúc.
Vậy, làm thế nào để ánh sáng nhân tạo có thể mang đến các hiệu quả khác nhau? Hãy cùng Galaxy Lighting Solutions tham khảo một số hệ thống chiếu sáng chính nhé!
Ánh sáng trực tiếp
Chiếu sáng trực tiếp là một trong các phương pháp chiếu sáng. Trong đó, quang thông chiếu trực tiếp vào một bề mặt, cho phép độ sáng không bị hao hụt do sự hấp thụ trong tường và trần nhà. Trên thực tế, chúng nên được sử dụng cho các khu vực làm việc như bàn khu bếp, khu làm việc, bàn văn phòng…
Ánh sáng trực tiếp nên được sử dụng một cách thận trọng. Nguyên nhân là chúng có thể gây mệt mỏi về mặt thị giác thông qua việc tạo ra các bóng “cứng”. Đồng thời, cần lưu ý: không nên đặt chúng trên các bề mặt láng bóng hoặc phản chiếu như gương và kính.
Ánh sáng gián tiếp
Không giống như phương thức trên, hệ thống chiếu sáng này hướng nguồn sáng vào một bề mặt khác để một phần ánh sáng bị hấp thụ và phần còn lại phản xạ theo hướng ngược lại. Nhờ vậy, chúng tạo ra loại ánh sáng dịu mà không cần trực tiếp chiếu vào vật thể. Tóm lại, có thể nói, ánh sáng bị phản xạ khỏi bề mặt và sau đó mới phân tán khắp môi trường.
Nhìn chung, hệ thống này truyền tải sự thoải mái và tốt cho thị giác. Chúng thường được áp dụng cho các không gian thư giãn như phòng khách, phòng ngủ, bệnh viện và spa.
Ánh sáng khuếch tán
Trong hệ thống này, quang thông của nguồn sáng đi qua một bộ phận khuếch tán và được tản theo mọi hướng mà không có tia sáng. Bộ phận khuếch tán này có thể là thủy tinh trắng đục hoặc một tấm acrylic… Hệ thống này tạo ra vài sự biến đối của bóng đổ. Phần lớn ánh sáng chiếu đến bề mặt dự kiến bằng cách phản chiếu trần và tường. Điều này làm cho ánh sáng xung quanh khá đồng nhất.
Hiệu ứng ánh sáng
Trong phương pháp này, nguồn sáng ăn sâu vào trần hoặc một số yếu tố kiến trúc khác. Chúng chỉ phục vụ để nhấn mạnh bản thân ánh sáng và tạo hiệu ứng ấn tượng. Chúng thường được sử dụng trong nhà theo khuôn và ngoài nhà, trong cảnh quan và mặt đứng.
Ánh sáng nhấn
Hệ thống chiếu sáng này được chiếu thẳng vào các điểm hoặc vùng trọng tâm. Nguồn sáng của chúng được đặt trực tiếp trên một vật thể nổi bật như một bức tranh hoặc điêu khắc. Chúng thờng được sử dụng trong nhà ở, môi trường thương mại, cũng như trong các bảo tàng.
Điều bắt buộc là mỗi loại đèn được dùng trong từng tình huống cụ thể. Một số đèn có xu hướng làm tăng nhiệt độ của vật được chiếu sáng, hạ thấp giá trị vật thể.
Đèn tường
Đèn tường tạo ra các hiệu ứng chiếu sáng cảnh quang. Hệ thống này sử dụng một loạt các điểm sáng theo một chuỗi hoặc bằng một dải đèn LED. Đây là cách lý tưởng để nhấn mặt đứng và nâng cao giá trị kiến trúc.
Theo: Kiến Việt