Sức mạnh của ánh sáng nhân tạo trong kiến trúc

Sức mạnh của ánh sáng nhân tạo trong kiến trúc

Ánh sáng nhân tạo có thể là một trong những yếu tố quan trọng trong kiến trúc giúp nâng tầm hoặc phá hủy một thiết kế.

Ánh sáng nhân tạo có thể làm nổi bật sự độc đáo của thiết kế hoặc có thể làm nổi bật một khía cạnh bất lợi của thiết kế. Ánh sáng nhân tạo có thể được sử dụng trong nội thất, ngoại thất của các tòa nhà và nó đóng vai trò quan trọng trong việc nhấn mạnh không gian xung quanh.

Trong bài viết này, mời các bạn cùng Galaxy Lighting Solutions khám phá các loại ánh sáng nhân tạo khác nhau và cách sử dụng từng loại trong thiết kế kiến trúc.

Chiếu sáng trực tiếp

Sử dụng chiếu sáng trực tiếp (direct lighting) gặp một chút thách thức vì độ sáng không bị mất đi khi nó chiếu thẳng vào không gian, điều này có thể dẫn đến việc tạo ra những bóng đổ cứng nhắc. Chiếu sáng trực tiếp có thể sử dụng cho các khu vực làm việc. Tuy nhiên, ánh sáng chói tương phản với bóng tối sâu có thể gây khó chịu cho những người sử dụng. Đây cũng chính là lý do, ánh sáng phải được đặt cẩn thận sao cho cân xứng với mặt bàn và bàn làm việc.

Chiếu sáng trực tiếp

Tại Courtesy of Staples, ánh sáng trực tiếp được sử dụng để chiếu sáng bàn làm việc và đèn chiếu sáng được đặt thẳng đứng để không tạo bóng. Thiết kế này hiệu quả nhưng có thể gây hại cho mắt do ánh sáng chiếu trực tiếp liên tục.

Chiếu sáng trực tiếp

Chiếu sáng gián tiếp

Khác với chiếu sáng trực tiếp, chiếu sáng gián tiếp (indirect lighting) không chiếu sáng trực tiếp bề mặt mong muốn. Ánh sáng gián tiếp được tạo ra bằng cách hướng nguồn sáng tới một bề mặt đối diện hấp thụ phần lớn ánh sáng. Điều này dẫn đến ánh sáng dịu bao trùm môi trường xung quanh nguồn sáng.

Chiếu sáng gián tiếp không tạo ra bóng tối cũng như không làm nổi bật kết cấu của các bức tường xung quanh. Ánh sáng gián tiếp mang lại sự hoàn hảo cho các không gian cần sự thư giãn như bệnh viện, nhà hàng, phòng khách và phòng ngủ. Nó tạo ra một hiệu ứng yên tĩnh, khác ánh sáng chói thông thường của ánh sáng trực tiếp.

Trung tâm Hội nghị Sipopo do Tabanlioglu Architects thực hiện đã sử dụng ánh sáng gián tiếp để chiếu sáng không gian xung quanh. Các nguồn chiếu sáng được gắn vào bên ngoài để làm nổi bật thiết kế của mặt tiền.

Chiếu sáng gián tiếp

Ánh sáng khuếch tán

Ánh sáng khuếch tán (diffused lighting) tạo nên ranh giới giữa ánh sáng trực tiếp và gián tiếp. Trong trường hợp ánh sáng khuếch tán, quang thông bị gián đoạn bởi một phần tử khuếch tán như kính màu hoặc tấm nhựa acrylic màu. Yếu tố khuếch tán làm giảm cường độ của quang thông và thay đổi màu sắc, hay chính xác hơn là làm dịu nó.

Sau đó, bộ phận khuếch tán sẽ phân phối ánh sáng đồng nhất trên bề mặt để tạo ra ánh sáng dịu nhẹ bao phủ các bức tường và trần nhà. Giống như ánh sáng gián tiếp, ánh sáng khuếch tán có thể được sử dụng trong phòng ngủ và các không gian thư giãn, giải trí. Ánh sáng khuếch tán cũng dễ dàng thay đổi màu sắc bằng cách sử dụng các yếu tố khuếch tán khác nhau.

Như có thể thấy trong trường hợp này, việc kết hợp giữa đèn huỳnh quang trắng và bộ phận khuếch tán sẽ tạo ra bóng cứng không phục vụ mục đích chiếu sáng khuếch tán. Thay vì sự chuyển tiếp nhẹ nhàng giữa ánh sáng và bóng tối, chúng ta có sự tương phản đen/trắng mang lại bầu không khí căng thẳng.

Đôi khi ánh sáng khuếch tán có thể được sử dụng để tạo cảm giác yên bình như trường hợp của Domus Sent Sovi do MSB Estudi-taller d’arquitectura thực hiện. Domus Sent Sovi là một trung tâm ẩm thực nằm ở Hostalric, Tây Ban Nha, ánh sáng được khuếch tán bằng các tấm lưới vàng giúp không gian chìm trong ánh sáng dịu nhẹ gợi nhớ đến cảnh hoàng hôn vĩnh cửu.

Ánh sáng khuếch tán

Ánh sáng khuếch tán

Chiếu sáng hiệu ứng

Chiếu sáng hiệu ứng (effect lighting) là phương pháp sử dụng nguồn chiếu sáng được gắn vào trần nhà, trong tường và cột. Phương pháp chiếu sáng này được sử dụng để tạo điểm nhấn và trang trí chứ không nhằm mục đích chiếu sáng.

Một ví dụ điển hình về việc sử dụng chiếu sáng hiệu ứng là Bảo tàng Messner Mountain Corones của Zaha Hadid. Các nguồn chiếu sáng được dàn trải và gắn vào trần nhà nhằm nhấn mạnh không gian rộng rãi của bảo tàng. Sau đó, ánh sáng chiếu nhẹ nhàng lên các bức tranh và hiện vật, giúp không làm ảnh hưởng đến chất lượng của các hiện vật được trưng bày do chiếu sáng trực tiếp.

Chiếu sáng hiệu ứng

Chiếu sáng điểm nhấn

Chiếu sáng điểm nhấn (accent lighting) được sử dụng trong môi trường dân cư, thương mại hoặc văn hóa như một phương tiện làm nổi bật các vật thể như tranh vẽ hoặc đồ tạo tác.

Người ta thường sử dụng kỹ thuật chiếu sáng này trong các viện bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật, nhưng việc tiếp xúc lâu dài có thể gây thiệt hại cho các tác phẩm nghệ thuật. Tốt hơn hết, người dùng nên sử dụng nguồn chiếu sáng gián tiếp để chiếu sáng những vật thể nổi bật để tránh lỗi này.

Chiếu sáng điểm nhấn

Chiếu sáng điểm nhấn

Wall-washing

Việc wall-washing sẽ tạo ra hiệu ứng ấn tượng, làm nổi bật mặt tiền hoặc khía cạnh kiến trúc nhất định. Nó được tạo ra bằng cách sử dụng một dải ánh sáng gắn ở phía trên hoặc phía dưới bức tường, tạo ra một luồng ánh sáng để “rửa” toàn bộ bức tường. Việc wall-washing có thể dễ dàng bị lạm dụng, điều này sẽ làm hỏng mặt tiền mà nó muốn làm nổi bật.

Tuy nhiên, khi sử dụng đúng cách, wall-washing sẽ tạo nên nét ấn tượng. Tại Sancaklar Mosque, Emre Arolat Architects đã sử dụng kỹ thuật wall-washing để làm nổi bật Minbar và tạo ra ánh sáng dịu nhẹ để chiếu sáng phần còn lại của nhà thờ.

Wall-washing

Wall-washing tạo một luồng ánh sáng trực tiếp qua bức tường và chiếu sáng không gian xung quanh, ánh sáng lướt nhẹ được sử dụng với mục đích làm nổi bật kết cấu độc đáo của bức tường. Tuy nhiên, việc sử dụng ánh sáng lướt nhẹ là gửi một luồng ánh sáng thẳng đứng xuyên qua bức tường. Nó không phù hợp với kết cấu của bức tường và thay vào đó, nó chiếu ánh sáng lên nó.

Nguồn sáng trong ánh sáng lướt qua phải được sử dụng ở một góc để làm cho bức tường có ánh sáng mềm hoặc cứng, làm nổi bật đầy đủ kết cấu và tạo ra bóng giúp bức tường có thêm chiều sâu hơn.

Wall-washing

Sự kết hợp giữa các loại ánh sáng nhân tạo khác nhau

Kỹ thuật chiếu sáng khác nhau có thể được sử dụng để làm nổi bật các đặc điểm kiến trúc của một không gian, điều quan trong là các phương pháp chiếu sáng nhân tạo trong kiến trúc có thể được tích hợp với nhau để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt.

Sự kết hợp giữa các loại ánh sáng nhân tạo khác nhau

Nott Design đã sử dụng một số kỹ thuật chiếu sáng trong dự án căn hộ Shaken Not Stirred. Họ tích hợp các vật liệu với kỹ thuật chiếu sáng phù hợp như chiếu sáng gián tiếp và wall-washing. Công ty không sử dụng từng kỹ thuật chiếu sáng riêng lẻ mà kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra những ấn tượng khác nhau. Việc sử dụng ánh sáng trực tiếp cùng với wall-washing sẽ làm nổi bật kết cấu đặc biệt của bức tường và mang lại ánh sáng rực rỡ cho không gian.

Chiếu sáng là một tính năng quan trọng của kiến trúc và người sử dụng không nên lạm dụng nó. Ánh sáng nhân tạo có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hoặc phá vỡ một thiết kế chỉn chu. Ánh sáng có tầm quan trọng về tâm lý cũng như thẩm mỹ, bởi nó có thể truyền cảm hứng tích cực cho người sử dụng.

Sự kết hợp giữa các loại ánh sáng nhân tạo khác nhau

Sự kết hợp giữa các loại ánh sáng nhân tạo khác nhau

Theo: Arch2O

Tin liên quan